Trẻ được xem là béo phì khi cân nặng so với chiều cao và độ tuổi nặng hơn mức trung bình từ 20% trên lên. Cách để bố mẹ biết trẻ có béo phì hay không chính là nhìn vào hai cánh tay và bắp đùi của trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng trẻ đang béo phì.
Tùy vào nguyên nhân, mức độ béo phì và độ tuổi của trẻ sẽ có những cách giảm béo phì phù hợp, một số cách bạn có thể tham khảo:
1/Xây dựng chế độ ăn uống, vận động khoa học
Trẻ thừa cân, béo phì do chế độ ăn uống thừa năng lượng và ít vận động, vì thế hãy tập cho trẻ thói quen:
Bên cạnh đó, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và thời gian hoạt động của trẻ.
2/Nhờ đến sự hỗ trợ, can thiệp tích cực từ chuyên gia
Bên cạnh giải pháp điều tiết chế độ ăn uống, tập luyện, cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm: bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động,… để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của trẻ về quá trình giảm béo.
3/Điều trị bằng thuốc
Tùy một số trường hợp bắt nguồn từ chế độ ăn uống không phù hợp, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,…
Hoặc sử dụng thuốc trong trường hợp để điều trị nguyên nhân hoặc những biến chứng do chứng béo phì gây ra.
Béo phì ở trẻ em có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ, các bệnh về xương khớp, sỏi mật,…
Bố mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu béo phì có thể tham khảo những cách giảm béo phì ở trên hoặc sớm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các cách giảm béo phì phù hợp với từng trẻ.
** Những thông tin trên Website này nhằm mục đích chia sẻ các kiến thức hữu ích về Hút mỡ tạo dáng thẩm mỹ cho chị em và những ai quan tâm